Kiến ba khoang tấn công thủ đô – độc tố mạnh ngang rắn hổ mang cắn!

Theo các chuyên gia, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố (pederin). Chất này độc gấp 12 lần nọc độc rắn hổ mang, tuy nhiên lượng độc tố này trong kiến ba khoang khá nhỏ, nên chúng ta hãy cùng chuyên gia côn trùng học phân tích sâu thêm ở ngay dưới đây.

Ghi nhận từ VNE, mỗi ngày BV Da liễu Hà Nội khám và điều trị 50-70 bệnh nhân bị viêm da do tiếp xúc kiến ba khoang, tăng cao so với tháng trước. Hầu hết bệnh nhân khi đến khám cho rằng bị viêm da do zona (giời leo).

BV Da liễu Trung ương cũng ghi nhận tình trạng bệnh nhân tương tự BV Da liễu Hà Nội. Theo các bác sĩ, hiện miền Bắc vào mùa thu và là dịp thu hoạch lúa nên côn trùng, đặc biệt là kiến ba khoang xuất hiện nhiều. Những người có tiếp xúc da với kiến ba khoang dễ bị độc chất từ dịch của kiến dính vào da gây ngứa, viêm.

Đây là loại kiến có cánh, trên lưng có khoang đỏ đen nên được gọi là kiến ba khoang.

Kiến ba khoang không chỉ xuất hiện ở Hà Nội mà còn nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Độc chất kiến ba khoang gấp nhiều lần rắn hổ mang

Độc chất từ kiến ba khoang tùy theo mức độ tiếp xúc với da sẽ gây viêm da nhẹ hoặc nặng tùy theo mức độ xâm nhập qua da. Ban đầu người bệnh cảm thấy hơi ngứa rát, căng da, đỏ một vùng da, sau 6-12 giờ thì đỏ cộm thành vệt và nổi những mụn nước to nhỏ không đều kích thước 1-5 mm, một đến 3 ngày sau thành phỏng nước, phỏng mủ. Khi ấy cảm giác đau rát càng tăng, có thể kèm theo sốt, khó chịu…

Theo chuyên gia côn trùng, Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm cho nên các loài kiến khoang trong giống Paederus thường gặp nhất. Dân gian thường gọi là kiến khoang, kiến lác, kiến gạo, kiến cong đít…

Kiến ba khoang không đốt người vì phần phụ miệng kiểu nghiền và đuôi không có bộ phận chích hút, nhưng trong cơ thể côn trùng này có chứa độc tố (pederin). Chất này độc gấp 12 lần nọc độc rắn hổ mang, khi bị dập nát, độc tố trong cơ thể kiến dây lên da gây hiện tượng phồng rát và viêm da.

Khẳng định thêm về độc tố của kiến ba khoang, thông tin trên báo Dân trí trước đó, các chuyên gia cũng cho biết, trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa Pederin, có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ… Nhưng may mắn là tuy độc tính cao, nhưng với lượng tiếp xúc nhỏ và ngoài da nên không đủ để gây chết người như nọc rắn…

Do đó, để tránh côn trùng cắn, các chuyên gia côn trùng học khuyên rằng, khi làm việc dưới ánh đèn vào buổi tối, con người cần tránh phản xạ quệt tay khi có cảm giác côn trùng rơi vào cổ, mặt. Nếu thấy kiến bò trên da người thì không nên đập giết chúng để hạn chế chất độc lan rộng.

Trước khi sử dụng chăn màn, khăn mặt hay quần áo cần chú ý giũ mạnh hoặc khua khoáng nhiều lần phòng trừ côn trùng ẩn náu trong đó.

Do tính ưa ánh sáng đèn nên có thể áp dụng đèn huỳnh quang để ngoài cửa để dẫn dụ và tiêu diệt kiến ba khoang. Có thể để các chậu nước dưới bóng đèn để kiến lao vào khi thấy bóng sáng đèn dưới nước. Chú ý đeo bao tay khi xử lý xác kiến. Nếu nhiều kiến ba khoang cần phun hóa chất diệt: chlorpyrifos + deltamethrin.

Nếu bị kiến ba khoang đốt, bác sĩ khuyến cáo, để sơ cứu ban đầu khi bị dính độc chất kiến ba khoang, trong nhà nên chuẩn bị sẵn 3 loại thuốc là cồn 70 độ, mỡ corticoid và kem phenaegan.

Khi bị dính chất độc kiến ba khoang, dùng cồn rửa sạch vùng da bị thương tổn để giảm tình trạng nổi bọng nước, sau đó bôi mỡ corticoid 4-6 lần một ngày, bôi kem phenaegan 8-10 lần một ngày. Khi bôi thuốc phải miết mạnh vùng da bị đốt đến lúc thuốc khô, thẩm thấu thuốc sẽ tốt hơn. Cồn giúp giảm khó chịu do tổn thương trên da.

Enjoyed this post? Share it!

 

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *