Facebook Và Google rút khỏi Việt Nam từ 12/06/2018

Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Cùng phân tích xem nếu Facebook Và Google rút khỏi Việt Nam sẽ ảnh hưởng gì đến người làm kinh doanh online.

Người ta thường hay so sánh Việt Nam với Trung Quốc. Về phương diện nào đó, sự giống nhau cũng khá rõ rệt.

Các triều đại Trung Quốc đã đô hộ Việt Nam 1.000 năm. Người Việt ăn mừng Tết Âm lịch và tên của họ cũng có cội nguồn từ tiếng Trung Quốc. Tuy nhiên ở thế giới mạng và công nghệ, mọi thứ hoàn toàn khác.

Trung Quốc chặn Facebook và Google

Trung Quốc chặn Facebook và Google

Ở Châu Á, có bốn nước cộng sản: Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Bắc Hàn. Lào và Bắc Hàn nhỏ đến nỗi họ không có tên trên bản đồ công nghệ (mặc dù Bắc Hàn đã bắt đầu sử dụng internet trên thiết bị di động). Như vậy là chỉ còn Trung Quốc và Việt Nam.

Ở Trung Quốc, các dịch vụ như Baidu, Tencent và Sina Weibo là những gã khổng lồ trên thị trường công cụ tìm kiếm và mạng xã hội. Ở Việt Nam, Google và Facebook lại đứng đầu, trong khi Twitter không bị chặn.

facebook và Google có bị chặn tại Việt Nam

Chuyện gì đã xảy ra khi Google và Facebook bị cấm tại Việt Nam?

Công cụ tìm kiếmTrung Quốc bắt đầu can thiệp vào dịch vụ tìm kiếm Google từ năm 2010. Dịch vụ này thường xuyên không thể sử dụng được, mặc dù không bị chặn hoàn toàn. Nguyên nhân cho điều này là do chủ trương của chính phủ Trung Quốc muốn kiểm soát nội dung mà người dân có thể tiếp cận.

Chính phủ nước này cũng được cho là đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cho sự thành công của Baidu và Sina Weibo, hai dịch vụ thế chân Google và Facebook/Twitter.

Ngày nay, Baidu có trung bình khoảng 5 tỷ lượt tìm kiếm một ngày, trong khi Google có khoảng 100 tỷ một tháng.

Tuy nhiên Google lại không xâm nhập sâu vào được Trung Quốc (dù vẫn là công cụ tìm kiếm xếp thứ 5 tại đây), điều này giúp Baidu gần như chiếm được thế độc quyền tại thị trường lớn nhất trên thế giới.

Ở Việt Nam, Google.com.vn là trang tìm kiếm lớn nhất, đứng thứ ba là Google.com. Việt Nam cũng có một số công cụ tìm kiếm được phát triển trong nước như Wada.vn và CocCoc, tuy nhiên những dịch vụ này khó lòng cạnh tranh nổi với Google.

Google bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam từ giữa năm 2000. Youtube hiện nay cũng là một trong những trang web được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam.

facebook và Google có bị chặn tại Việt Nam

Điều thú vị về Việt Nam là Google chưa bao giờ thực sự mở một văn phòng ở đây. Google đã chậm rãi tiến vào thị trường Việt Nam, giá trị của dịch vụ này được đánh giá bởi người sử dụng và từ đó nó từ từ leo lên thống trị thị trường.

Nếu như bây giờ Google bị chặn ở Việt Nam, điều này sẽ tạo một hố đen khổng lồ trên thế giới mạng.

Đây là xu hướng ở Việt Nam: Để cho các dịch vụ thâm nhập, xem thử chúng gây nguy hại về chính trị thế nào, rồi sau đó nhận ra đã quá trễ để ngăn chặn chúng. Mạng xã hội phức tạp hơn một chút, nhưng có thể áp dụng cùng quy tắc.

Chặn Facebook, Google “liệu có đúng thời điểm?”

Trung Quốc bắt đầu chặn Facebook vào năm 2008 và Twitter vào năm 2009. Ở Trung Quốc, rất khó để có thể vượt qua Vạn Lý … Tường Lửa, vì thế người sử dụng mạng tại đây phải chuyển sang sử dụng các dịch vụ mạng xã hội trong nước như Sina Weibo.

Nếu không bị chặn, liệu Facebook có thể thành công ở Trung Quốc? Đây vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Dịch vụ Renren ở Trung Quốc vẫn thịnh hành hơn Facebook ngay cả trước khi Facebook bị chặn tại đây.

Tuy nhiên, nếu Facebook không bị chặn ở Trung Quốc, Zuckerberg có lẽ đã mở văn phòng ở đó và hưởng mức doanh thu mà Weibo đang kiếm được. Ngày nay, Sina Weibo có khoảng 500 triệu người sử dụng, cao hơn con số 200 triệu của Twitter và thấp hơn con số 1 tỷ của Facebook.

BÀI HAY CẦN XEM:  Viettablet lừa đảo khách hàng gặp “lệ rơi”

facebook và Google có bị chặn tại Việt Nam

Việt Nam bắt đầu chặn Facebook từ năm 2009. Tuy nhiên các biện pháp chặn vẫn khá bình thường. Hầu hết người dùng mạng đều có thể lên Facebook bằng cách chỉnh sửa DNS hoặc sử dụng HotSpotShield mà không gặp vấn đề gì.

Đây chính là lý do mà chúng ta thấy tăng trưởng vượt bậc của Facebook ở Việt Nam, với lượng người sử dụng tăng gấp đôi chỉ trong một năm. Việt Nam hiện là một trong những nước có người sử dụng Facebook tăng nhanh nhất thế giới. Facebook cũng đã vượt mặt Zing để trở thành trang mạng xã hội thịnh hành nhất trong nước.

Việt Nam đã để cho Facebook thâm nhập và phát triển cho đến khi quá trễ để có thể ngăn chặn. Gần đây, một nguồn tin nói với tôi số người sử dụng Facebook ở Việt Nam đã có thể lên khoảng 15-20 triệu người.

Nếu chính phủ quyết định chặn Facebook vào thời điểm này, đây là thảm họa với người dùng mạng trong nước. Hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam có trang web trên Facebook và đang sử dụng dịch vụ quảng cáo của công ty này.

facebook và Google có bị chặn tại Việt Nam

Mặc dù việc chặn Facebook đang gia tăng theo làn sóng chính trị, điều này chỉ có một tác dụng duy nhất: Khiến người dân biết rõ về chủ trương kiểm duyệt thông tin của chính quyền, hơn là ngăn chặn họ dùng Facebook.

Cho đến ngày nay, cách thức ngăn chặn vẫn rất sơ sài và vì thế, Việt Nam đã tránh được việc phải xây dựng một Weibo của riêng mình.

Thương hiệu Việt khó cạnh tranh với Google, Facebook

Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng cộng sản, cả hai có khái niệm chính trị khá khác nhau về internet.

Trung Quốc xem internet là chiến trường, là mỏ vàng, và là mối đe dọa sự ổn định xã hội. Trung Quốc vẫn là biểu tượng của một đế chế khổng lồ, cai trị số dân đông nhất trên thế giới và đang trên đường tiến tới vị thế cường quốc hàng đầu.

facebook và Google có bị chặn tại Việt Nam

Thông tin là yếu tố cần thiết để đạt được điều này, vì thế chính quyền cho rằng chúng phải bị kiểm soát chặt chẽ, và phải được viết bằng tiếng Trung Quốc.

Việt Nam chỉ có khoảng 92 triệu dân, ít hơn tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc – Quảng Đông, với 104 triệu dân.

Việt Nam vẫn còn đang phải rượt đuổi theo và thích nghi. Vấn đề mạng xã hội của nước này không phải là điều mang tầm quốc tế.
Việt Nam vẫn chưa có một thương hiệu nội địa mạnh như Sina Weibo của Trung Quốc.

Điều này đã giúp cho người sử dụng mạng ở Việt Nam hưởng lợi ích từ hai gã khổng lồ công nghệ từ Thung lũng Silicon và Trung Quốc, tuy nhiên cái giá mà họ phải trả đó là không xây dựng được những gã khổng lồ của riêng mình.

Những trang mạng xã hội và công cụ tìm kiếm của Việt Nam gặp khó khăn khi không thể cạnh tranh với Facebook và Google mà không có sự bảo vệ, hỗ trợ tài chính và khuyến khích của chính phủ.

Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt. Ở Trung Quốc, sự thiếu vắng yếu tố cạnh tranh từ bên ngoài dẫn đến việc có nhiều khoảng trống cho những công ty mới cũng như những gã khổng lồ công nghệ như Baidu để kiếm doanh thu từ người sử dụng mạng trong nước. Tuy nhiên, họ mất đi sự kết nối với thế giới.

Ở Việt Nam, những công ty mới vào cuộc phải cạnh tranh với những đối thủ ở nước ngoài, trong lúc có lợi thế được kết nối với bên ngoài về một mặt nào đó – dù nhiều người vẫn cho rằng người dân tại đây vẫn bị cô lập khá nhiều.

Điều này làm cho thành công của các công ty công nghệ Trung Quốc bị thổi phồng, vì họ không có những đối thủ cạnh tranh nằm ngoài lãnh thổ.

Trong khi đó những công ty mới vào cuộc của Việt Nam không thể canh tranh lại những gã khổng lồ hoặc những công ty mới trong khu vực muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

CƯ DÂN MẠNG LÀM GÌ KHI FACEBOOK GẶP SỰ CỐ?

Khi Facebook gặp sự cố, các cư dân mạng trên thế giới đã đổ xô sang Twitter để phàn nàn, bày tỏ sự tức giận với Facebook. Tuy nhiên, có một xu hướng rất đáng lưu ý nữa, đó là khi không thể vào được Facebook, một số người đã bảy tỏ sự thoải mái, sung sướng khi được “tự do”, khi không còn Facebook nữa.

BÀI HAY CẦN XEM:  Đồng hồ Hải Triều lừa đảo – Thực hư tin đồn?

facebook và Google có bị chặn tại Việt Nam

Tối hôm qua, vào khoảng lúc hơn 11 giờ đêm 11/10 theo giờ Việt Nam, Facebook đã gặp sự cố, khiến một số lượng lớn người dùng không thể truy cập được. Instagram, ứng dụng do Facebook sở hữu, cũng bị ảnh hưởng.

Nhiều người truy cập vào trang Facebook.com đã gặp phải hình ảnh báo lỗi này:

facebook và Google có bị chặn tại Việt Nam

Sự cố ảnh hưởng đến cả người dùng Facebook trên desktop và mobile. Các dịch vụ chuyên kiểm tra tính ổn định của Facebook như Down Detector và Outage Report đều cho thấy có số lượng lớn người dùng báo cáo gặp vấn đề khi truy cập vào Facebook tối hôm qua.

facebook và Google có bị chặn tại Việt Nam

Một số người dùng vẫn có thể vào phần Facebook News Feed trong khoảng thời gian xảy ra sự cố, tuy nhiên nhiều người không thể đăng status và chia sẻ.

Khi Facebook gặp sự cố, các cư dân mạng trên thế giới đã đổ xô sang Twitter để phàn nàn, bày tỏ sự tức giận với Facebook. Ngoài những lời kêu ca, phát hiện là Facebook đã bị trục trặc, và những lời nói tức giận, thì còn có những bày tỏ rất đáng lưu ý trong thời đại Facebook đang lên ngôi này.

Chẳng hạn, có người dùng đã lên Twitter và đăng bức ảnh thể hiện sự tự do, thoải mái muôn năm khi Facebook bị sự cố không thể truy cập được, thậm chí còn bày tỏ mong ước “giá mà Facebook cứ gặp sự cố mãi mãi, không bao giờ khôi phục lại được”.

facebook và Google có bị chặn tại Việt Nam

Một người dùng có nick là Kylie đã viết trên Twitter rằng: #facebookdown sẽ thế nào nếu Facebook cứ down vĩnh viễn? Tại sao Facebook vẫn còn ở đó?

GOOGLE, FACEBOOK, VIBER,… SẼ PHẢI ĐẶT MÁY CHỦ QUẢN LÝ DỮ LIỆU NGƯỜI DÙNG Ở VIỆT NAM?

Dự thảo Luật an ninh mạng quy định tất cả các dịch vụ của nước ngoài đang cung cấp tại Việt Nam như Google, Facebook, Viber, Uber,… phải có giấy phép hoạt động, đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều này chưa đảm bảo về tính thống nhất với cam kết quốc tế của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội để góp ý đối với Dự thảo Luật An ninh mạng.

VCCI dẫn chứng cụ thể, tại Khoản 4, Điều 34 Dự thảo Luật quy định: “Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”

facebook và Google có bị chặn tại Việt Nam

Tuy nhiên, trong nội dung Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Chương Thương mại điện tử, khoản 2 Điều 14.13 có quy định: “Không bên nào yêu cầu đối tượng áp dụng của Chương này được sử dụng hoặc lựa chọn địa điểm lắp đặt các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong phạm vi lãnh thổ của bên mình để xem đó như là điều kiện để triển khai công việc kinh doanh trong lãnh thổ đó”.

Do vậy, quy định về việc đặt máy chủ trên lãnh thổ Việt Nam như Dự thảo Luật là chưa phù hợp với tinh thần cam kết của Việt Nam trong TPP. An ninh mạng, theo định nghĩa tại khoản 3 Điều 3 của Dự thảo, liên quan tới nhiều vấn đề chứ không chỉ riêng đối với an ninh quốc phòng. Do đó không phải là trường hợp ngoại lệ để không áp dụng cam kết.

Hiện, TPP chưa được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn nhưng Việt Nam trong nhóm các nước đang đàm phán để đưa ra quyết định cuối cùng. Do đó, VCCI cho rằng cần hết sức cân nhắc và không nên đặt ra quy định pháp luật trong nước đi ngược lại hướng của TPP.

VCCI nhấn mạnh, việc đặt máy chủ ở đâu không quan trọng bằng quy trình đảm bảo an ninh mạng đối với dữ liệu trên đó: “Máy chủ đặt ở đâu cũng không có ý nghĩa gì về an ninh thông tin nếu quy trình, kỹ thuật, công nghệ không đáp ứng yêu cầu chuẩn mực. Nếu các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam mà không được sử dụng những dịch vụ lưu trữ dữ liệu an toàn nhất để đặt dữ liệu (thường không có máy chủ ở Việt Nam) thì điều này còn tạo ra nguy cơ mất an ninh mạng cao hơn đối với doanh nghiệp, tổ chức cá nhân Việt Nam”.

BÀI HAY CẦN XEM:  Top 5 Website mua hàng Online uy tín nhất

facebook và Google có bị chặn tại Việt Nam

Ngoài ra, theo VCCI, trong nội dung của Luật an toàn thông tin mạng và Dự thảo Luật An ninh mạng có quy định trùng nhau. Cụ thể, Luật an toàn thông tin mạng quy định: “Hệ thống thông tin quan trọng quốc gia là hệ thống thông tin mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia”.

Trong khi đó, Dự thảo Luật An ninh mạng quy định: “Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống thông tin khi bị sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hủy sẽ gây phương hại đến chủ quyền, lợi ích an ninh quốc gia và gây tổn hại nghiêm trọng tới trật tự an toàn xã hội”.

Kiến nghị của VCCI nêu rõ, sự trùng nhau này khiến hệ thống thông tin quan trọng quốc gia sẽ phải chịu sự điều chỉnh của cả hai Luật; do hai cơ quan Nhà nước khác nhau quản lý (Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an) và trùng lặp các biện pháp quản lý Nhà nước…

VCCI cũng chỉ ra nội hàm quy định của các Điều từ 22 đến 28 Dự thảo trùng lặp với với quy định về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng đã được quy định trước đó tại Luật an toàn thông tin mạng (Điều 13, 14, 15) và Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.

“Việc chồng chéo như vậy sẽ gây khó khăn khi triển khai thực tiễn, do các cơ quan, tổ chức sẽ không biết đâu là đầu mối chính trong hoạt động liên quan. Đề nghị cơ quan soạn thảo hết sức cân nhắc, rà soát các nội dung liên quan của các văn bản pháp luật khác như để có những quy định phù hợp và tránh chồng chéo”, VCCI nhấn mạnh.

GOOGLE, FACEBOOK ĐANG ĐẶT MÁY CHỦ TẠI MỸ

Những quy định trên sẽ tác động đến các tập đoàn công nghệ lớn như Facebook, Google. Các “ông lớn” này thường xây dựng trung tâm dữ liệu của riêng mình (Cloud Campus), ở khu vực xa trung tâm, nơi có chi phí mặt bằng thấp, giá điện rẻ, thoáng mát. Khi điện toán đám mây phát triển theo đà của mạng xã hội, Big Data (dữ liệu lớn) hay Internet of Things (Internet của vạn vật)… thì quy mô của các trung tâm dữ liệu ngày càng được mở rộng. Đặc biệt, tính bảo mật, an toàn thông tin của các trung tâm này luôn được đặt lên hàng đầu.

Google có bị chặn tại Việt Nam

Google có bị chặn tại Việt Nam

Trung tâm dữ liệu của Facebook được coi là sự mở đầu cho việc phát triển hạ tầng phần cứng tại Prineville, bang Oregon (Mỹ). Cloud Campus của mạng xã hội lớn nhất thế giới gồm 2 trung tâm dữ liệu khổng lồ, diện tích mỗi điểm gần 28.000 m2, phục vụ cho khoảng 2 tỉ người dùng. Facebook còn có kế hoạch xây 1 trung tâm dữ liệu lớn ở Prineville, rộng hơn 45.000 m2.

Cloud Campus của Facebook đã giúp phát triển kinh tế khu vực khi công ty đầu tư hơn 780 triệu USD vào đây và thu hút các công ty công nghệ khác cùng đặt hệ thống máy chủ.

Trong khi đó Google – gã khổng lồ trong lĩnh vực Internet, đã và đang đi tiên phong trong việc tạo ra một loạt trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới để phục vụ dịch vụ tìm kiếm, quảng cáo, điện toán đám mây hay các công nghệ mới. Công ty hiện chi hơn 2 tỉ USD mỗi quý để phát triển cơ sở hạ tầng Cloud Campus đặt tại Council Bluffs (Mỹ).

VIDEO CHẾ CỦA DÂN MẠNG KHI NGHE GOOGLE, FACEBOOK BỊ CẤM TẠI VIỆT NAM:

Nguồn bài viết: https://congdonggamer.com/facebook-va-google-sap-bi-cam-cua-tai-viet-nam.html

Enjoyed this post? Share it!

 

One thought on “Facebook Và Google rút khỏi Việt Nam từ 12/06/2018

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *